Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có ý nghĩa gì?

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật

Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm trong đời sống

Bát Chánh Đạo là gì?

Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) là gì?

Phật Dược Sư Là ai ? Ý Nghĩa 7 tôn tướng của Phật Dược Sư

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai ? Những Điều Chưa Biết

Bát Chánh Đạo là gì?

Bát Chánh Đạo là những chân lý tốt đẹp của Tứ Diệu Đế, được xem là con đường dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi mọi đau khổ trong trần gian, kết thúc kiếp luân hồi và tiến gần hơn với con đường giác ngộ. Đây chính là giáo lý quan trọng trong Phật giáo, giúp con người có cái nhìn đúng đắn hơn để hoàn thiện bản thân.

Bát Chánh Đạo chính là tám con đường tu tập để đi đến giác ngộ
Bát Chánh Đạo chính là tám con đường tu tập để đi đến giác ngộ

Bát chánh đạo là gì?

Trong buổi giảng pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Lộc Uyển, ngài đã nhắc đến bốn chân lý trong Tứ Diệu Đế. Trong đó, Đạo đế chính là chân lý giúp con người tìm ra được nguyên nhân gây khổ đau để giải thoát khỏi kiếp luân hồi và từng bước đi đến cõi niết Bàn. Nhưng để thoát khỏi vòng luân hồi, con người bắt buộc phải trải qua quá trình tu tập theo Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo còn được gọi là Bát Thánh Đạo hoặc Bát Chính Đạo. Bát Chánh Đạo được xem là con đường chân chính và là phương tiện nhiệm màu giúp chúng sinh đi đến sự giải thoát và giác ngộ, thoát khỏi vòng luân hồi và chấm dứt mọi khổ đau. Trong Phật Giáo, Bát Chánh Đạo được đại diện bằng bánh xe chánh pháp có tám nan hoa. Tám nan hoa trong bánh xe sẽ đại diện cho tám nhánh của con đường Bát Chánh Đạo. Bánh xe này được ví như cuộc đời con người, chỉ khi đi qua cả 8 nan hoa này thì mới có thể đi đến cõi an lạc và vô cực.

Bát Chánh Đạo gồm có 8 chi và được chia thành 3 yếu tố là đạo đức, trí tuệ và tinh thần. Các chi trong Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến, Chánh Niệm, Chánh Định, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Ngữ, Chánh Tư Duy và Chánh Tinh Tấn. Bát Chánh Đạo có mối liên hệ rất mật thiết với Đạo đế và tám con đường trong Bát Chánh Đạo cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, được thực hiện cùng lúc để bổ trợ cho nhau. Nếu con người có tâm niệm thực hiện Bát Chánh Đạo để rèn luyện bản thân thì sẽ đến được với con được an lạc, tránh xa dục vọng và cám dỗ xa hoa.

Theo Triết lý Phật giáo, Bát Chánh Đạo là những lý luận gắn liền với hồng trần nhân gian và gắn liền với những khổ đau mà con người đã và đang trải qua. Đạo gắn liền với mỗi cá nhân và không tách rời khỏi đời sống trần tục, con đường ngộ đạo sẽ được tìm thấy ngay trong hoàn cảnh đau khổ. Sau khi đã trải nghiệm qua tất cả, con đường giải thoát sẽ mở ra và con người có thể đi đến cõi cực lạc. Vì vậy, Bát Chánh Đạo là con đường dành cho tất cả những ai hướng tâm chứ không riêng gì Phật tử hay tăng ni.

Tại sao nói Bát Chánh Đạo là con đường dẫn đến hạnh phúc?

Đức Phật đã dạy, tu tập theo Bát Chánh Đạo giúp con người thoát khỏi điều xấu xa bên trong cuộc đời này. Khi con người tìm đến Bát Chánh Đạo và thực sự hiểu về chúng sẽ giúp cho cuộc sống có những thay đổi tốt hơn, giữ vững nền tảng đạo đức của cha ông ta và giác ngộ để giải thoát bản thân ra khỏi bánh xe luân hồi. Bát Chánh Đạo được xem là con đường dẫn đến hạnh phúc nhờ các lý do sau đây:

+ Giúp con người tu tâm dưỡng tánh: Đến với Bát Chánh Đạo, con người ta sẽ học được sự vị tha chân chính, giúp bản thân hướng đến vẻ đẹp chân thiện mỹ và hình thành nên tấm lòng từ bi hỷ xả. Đồng thời, đây cũng là cách giúp chữa lành tâm hồn của con người. Khi thế giới bên ngoài được làm nên bởi những hành vi tích cực thì cuộc sống cũng sẽ đi lên và trở nên ngày càng tốt đẹp hơn.

+ Giúp con người đi đến hạnh phúc: Khi tu hành theo Bát Chánh Đạo, người tu hành sẽ trở nên tĩnh lặng trong tâm hồn và nhẹ nhõm trong thâm tâm, đây cũng là một trong những cách mang lại hạnh phúc cho con người. Bên cạnh đó, Bát Chánh Đạo còn dạy con người ta phải có những hành động chân chính để không làm tổn thương người khác, điều này sẽ giúp cho cuộc sống trở nên an lạc, vui vẻ và hòa đồng hơn.

Tu tập theo con đường Bát Chánh Đạo giúp con người trở nên hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau
Tu tập theo con đường Bát Chánh Đạo giúp con người trở nên hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau

Tám con đường Bát Chánh Đạo nên biết

Có thể nói, Bát Chánh Đạo chính là phương thức tu tập của Phật giáo dành cho mọi người. Mục đích tu tập Bát Chánh Đạo là mang lại sự giải thoát, giúp con người ta trở nên nhẹ nhõm và đem đến niềm hạnh phúc cực lạc đáng mơ ước. Tám con đường tu tập của Bát Chính Đạo là:

1. Con đường thứ nhất: Chánh Kiến

Đây là nhánh đầu tiên trong Bát Chánh Đạo. Chánh Kiến chính là sự thông tuệ và sáng suốt, có liên quan đến cái cách mà con người nhận thức về thế giới xung quanh. Đây được xem là con đường quan trọng và cốt lõi của quá trình tu tập, nó thể hiện nhận thức của con người về nhân sinh. Thông qua con đường Chánh Kiến, con người sẽ hiểu tường tận hơn về Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế.

Để chứng ngộ được đạo thì con người cần phải có cái nhìn đúng đắn về thế giới quan và nhân sinh quan. Vì thế, Chánh Kiến yêu cầu bạn cần phải hiểu và biết một cách tường tận về những thứ mà bản thân đã trải nghiệm. Khi đã có tinh thần thông tuệ, người tu đạo mới hiểu được những căn cơ nhiệm màu trong đạo.

2. Con đường thứ hai: Chánh Tư Duy

Chánh Tư Duy dùng để chỉ lối suy nghĩ chân chính của con người, phù hợp với luân thường đạo lý. Chánh Kiến được xem là bước đệm cho Chánh Tư Duy, khi đã có nhận thức đúng đắn về nhân sinh quan và thế giới quan thì con người mới lựa chọn được con đường đi đúng đắn cho bản thân.

Chánh Tư Duy còn giúp con người hiểu được mọi khổ đau trong cuộc đời đều xuất phát từ tham – sân – si. Khi đã hiểu được điều này, họ mới có thể tìm ra con đường giải thoát cho bản thân và mang lại các thành tựu trong quá trình tu tập.

3. Con đường thứ ba: Chánh Ngữ

Chánh Ngữ chính là lời nói ngay thẳng và thật thà, không nói dối hoặc thêu dệt chuyện để hãm hại người khác. Trong cuộc sống, lời nói có tác động rất lớn đến bản thân và mỗi người xung quanh. Một lời động viên hoặc khích lệ đúng lúc có thể cứu một mạng người. Nhưng cũng có nhiều lời nói được ví như con dao đâm gợi tâm ma, khiến họ trở nên tiêu cực và xấu xa.

Theo lý luận của Phật pháp, khi tu tập trên con đường Chánh Ngữ thì người tu hành phải nói lời hòa nhã và chân thành, không được khẩu nghiệp. Khi làm được điều này, con đường giải thoát đúng đắn nhất mới mở ra cho bản thân.

4. Con đường thứ tư: Chánh Nghiệp

Khác với Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp dùng để chỉ hành động của mỗi người. Chánh Nghiệp yêu cầu con người không được vi phạm ngũ giới mà Đức Phật đã đưa ra. Khi tu tập, con người cần phải có các hành động sáng suốt và làm nhiều việc thiện. Tuyệt đối không được trộm cướp, sát sanh và tà dâm.

Bên cạnh đó, chúng ta còn phải biết tôn trọng sự sống của mọi sinh linh, hành động chính nghĩa, không hãm hại gia đình hay gia sản của người khác. Chánh Nghiệp trong Phật giáo còn khuyên con người ta không được tham lam và sân si. Thay vào đó, hãy giữ lối sống trong sạch để tích đức cho bản thân và gia đình.

Tám con đường tu tập theo Bát Chánh Đạo
Tám con đường tu tập theo Bát Chánh Đạo

5. Con đường thứ năm: Chánh Mạng

Chánh Mạng dùng để chỉ về sự sống nơi trần thế, đề cao lối sống lương thiện và không lợi dụng hay bóc lột người khác. Phật giáo đề cao sự bình đẳng của chúng sanh trong đời sống. Vì thế, con người nên làm nghề trong sạch, tránh các nghề thiếu sự tôn trọng đối với cuộc sống và mang đến nghiệp nặng cho bản thân. Ví dụ như săn bắt hay giết hại chúng sanh, trộm cắp, tà dâm, tham gia cờ bạc, buôn bán chất độc hay vũ khí,…

6. Con đường thứ sáu: Chánh Tinh Tấn

Chánh Tinh Tấn chính là thái độ quyết tâm và vui vẻ. Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo khuyên còn người ta nên nỗ lực và biết cố gắng trong con đường tu hành, luôn hướng đến chân lý đúng và tránh các điều bất thiện. Bất kỳ người tu hành nào cũng nên đặt ra mục tiêu và kiên trì đến cùng thì mới hái được quả ngọt. Đồng thời, hình thành cho bản thân thói quen vun trồng điều tốt, trau dồi trí tuệ và loại trừ điều xấu để tăng cường phước đức.

7. Con đường thứ bảy: Chánh Niệm

Chánh Niệm là cách suy nghĩ và ghi nhớ của mỗi người. Chánh Niệm được chia thành hai khía cạnh là Ức niệm (suy nghĩ về quá khứ) và Quán niệm (sự quan sát hiện tại và tương lai). Chánh Niệm trong Phật pháp khuyên con người nên tập trung nhận thức hành động của bản thân ở hiện tại để không bị những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến.

8. Con đường thứ tám: Chánh Định

Chánh Định là con đường tu tập cuối cùng trong Bát Chánh Đạo. Chánh Định được hiểu là con đường thiền định, yêu cầu con người cần phải tập trung vào chân lý đúng đắn để mang lại lợi ích cho bản thân cũng như những người xung quanh. Lúc này, người tu hành cần giữ tâm tịnh, không nên suy nghĩ lung tung hay vọng tưởng. Tâm loạn dễ dẫn đến những hành động sai trái.

Đây là một trong những chân lý giác ngộ mà những người tu hành nào cũng phải trải qua, nhắc nhở ta phải thực hành liên tục chứ không nên dựa vào lý thuyết suông. Khi tâm hồn đã tập trung vào một mục đích duy nhất thì bản thân sẽ nhận được những thứ mà bản thân mong muốn.

Ứng dụng Bát Chánh Đạo vào đời sống

Bát Chánh Đạo và Phật pháp sẽ là con đường đưa bạn đến với niết bàn, thoát khỏi những sân si và khó khăn trong cuộc sống. Theo Đức Phật, vạn vật trên thế gian đều tồn tại vì một nguyên nhân nào đó và mọi việc diễn ra hàng ngày đều có hai mặt xấu và tốt. Đặc biệt, chúng sẽ thay đổi mỗi ngày và dần mất đi chứ không thể trường tồn mãi mãi theo thời gian.

Quy luật cuộc sống luôn tồn tại nhân quả và nghiệp báo. Mọi suy nghĩ và lời nói đều dẫn đến hành động. Tham – sân – si chính là nguồn gốc của tội lỗi và sự độc ác. Vì thế, con người không nên sân si, tham lam và độc ác để tránh gặp phải nghiệp báo sau này. Bát Chánh Đạo là con đường được Đức Phật mở ra để chuyển hóa những điều tối tăm và si mê của con người thành lòng từ bi và thông tuệ. Tu tập theo Bát Chánh Đạo giúp con người nuôi dưỡng tâm hồn trong sạch và lượng thiện, điều này sẽ giúp bản thân nhận được phước báo về sau.

Bát Chánh Đạo là một trong những phương pháp tu tập quan trọng của Phật giáo
Bát Chánh Đạo là một trong những phương pháp tu tập quan trọng của Phật giáo

Có thể nói, Bát Chánh Đạo là bài học quý dành cho tất cả mọi người, không chỉ riêng tăng ni hay phật tử. Bạn có thể ứng dụng chúng vào bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống (như gia đình, làm ăn, kinh doanh,..) để giữ cho thân trong sạch, tránh sa đọa và gây hại đến bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) là gì?

Tứ Diệu Đế hay còn được gọi là Tứ Thánh Đế, đây chính là giáo lý căn bản và quan trọng trong Phật giáo. Tứ Diệu Đế được Phật Thích...

Phật Dược Sư là ai ? Ý nghĩa 7 hình tướng Phật Dược Sư

Phật Dược Sư Là ai ? Ý Nghĩa 7 tôn tướng của Phật Dược Sư

Phật Dược Sư với thệ nguyện cao cả là chữa hết mọi bệnh khổ đau của thế gian. Tuy nhiên trong nhiều hình tướng chúng ta thường thấy có lúc...

cách tụng kinh cầu siêu cho người mới mất 49 ngày

Tụng Kinh Cầu Siêu Cho Người Mới Mất 49 Ngày

Tụng kinh cầu siêu cho người mới mất là một việc nên làm. Đặt ở địa vị người thân của người đã mất, họ luôn mong muốn rằng người mất...

Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm trong đời sống

Phương pháp chánh niệm được áp dụng khá phổ biến trong đời sống và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thiền chánh niệm giúp nâng cao nhận...

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật

Niết bàn là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong kinh Phật và giáo lý Phật pháp. Đây là trạng thái làm chủ thân tâm, sống với thực thể vạn...

Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có ý nghĩa gì?

Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là phương pháp tu tập được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Người thực hành chép kinh sẽ có được...

Ẩn