Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

An cư kiết hạ là khóa tu diễn ra vào mùa mưa hàng năm dành cho người tu hành. Khóa tu này có từ thời Đức Phật còn tại thế và kéo dài cho đến ngày nay. Vậy mùa an cư kiết hạ là gì và có ý nghĩa gì? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Truyền thống an cư kiết hạ đã xuất hiện từ thời Đức Phật còn tại thế
Truyền thống an cư kiết hạ đã xuất hiện từ thời Đức Phật còn tại thế

An cư kiết hạ là gì?

An cư là ở yên một chỗ, kiết hạ nghĩa là kết giới lại trong một phạm vi nào đó. An cư kiết hạ nghĩa là tập trung ở một nơi và không đi ra bên ngoài, đây là phương thức tu hành dành cho người xuất gia. An cư kiết hạ là khóa tu diễn ra vào mùa mưa hàng năm nên còn được gọi là an cư mùa mưa. Khởi đầu mùa an cư kiết hạ được gọi là nhập hạ, kết thúc mùa an cư gọi là mãn hạ hoặc giải dạ.

Trong những tháng an cư kiết hạ, chư Tăng Ni sẽ tập trung tại một nơi để tu tập và không đi khất thực ở bên ngoài. Nghĩa là thân không rời khỏi chùa, tâm chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm và không bị chi phối bởi đời sống trần tục bên ngoài. Khóa tu an cư kiết hạ mang ý nghĩa to lớn đối với chúng Tăng. Đây là thời điểm để củng cố và duy trì nguồn nội lực cho Tăng Ni sau những ngày phụng sự đạo pháp. Sau khi kết thúc 3 tháng an cư thì chư Tăng tự thứ, được gọi là ngày chư Phật hoan hỷ.

Nguồn gốc của mùa an cư kiết hạ

Trong sách Phật có ghi lai, trong những năm đầu mới thiết lập Tăng đoàn thì Đức Phật chưa chế ra pháp an cư, tu sĩ vẫn thực hiện du hành trong 3 tháng mùa mưa. Tuy nhiên, mùa mưa là thời điểm cây cối và côn trùng phát triển rất mạnh mẽ, việc đi hành hóa của chư Tăng đã vô tình sát thương chúng. Sự việc này nhận phải sự chỉ trích kịch liệt từ dân chúng và đệ tử của các đạo giáo khác. Họ chê bai đệ tử Đức Phật không có lòng từ, mùa mưa mà vẫn đi xin ăn mà không tu tâm dưỡng tính. Đồng thời, đường xá vào mùa mưa khá lấy lội, không thuận lợi cho chư Tăng ôm bát đi khất thực.

Sau đó, Đức Phật đã dùng huệ nhãn để quán xét sự việc và ban hành pháp An cư kiết hạ. Từ đó, khóa tu an cư kiết hạ đã được hình thành, diễn ra đều đặn hàng năm và kéo dài cho đến ngày nay. Vào mùa an cư kiết hạ, chư Tăng ni sẽ quy tụ về một chỗ ở từng địa phương để chung sống và tu hành trong 3 tháng. Đây là khoảng thời gian để người tu hành chuyên tâm tu học, tinh tấn đạo và tu dưỡng sức khỏe.

Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

An cư kiết hạ là khóa tu dành cho tu sĩ, tỳ kheo, tỳ kheo ni,.. Khóa tu này diễn ra hàng năm và kéo dài trong ba tháng. Tùy thuộc vào thời tiết ở từng nơi mà thời gian bắt đầu khóa tu sẽ có sự khác biệt. Tại Ấn Độ, khóa tu sẽ diễn ra vào mùa mưa, khoảng tháng 7 – tháng 10 âm lịch. Việt Nam có khí hậu khác với Ấn Độ nên thời gian diễn ra khóa tu cũng thay đổi, khoảng tháng 4 – tháng 7 âm lịch.

Người tu hành bắt đầu khóa tu an cư kiết hạ vào mùa mưa hàng năm
Người tu hành bắt đầu khóa tu an cư kiết hạ vào mùa mưa hàng năm

Việt Nam có hai truyền thống Phật giáo chính là Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông. Mỗi hệ phái sẽ có truyền thống an cư kiết hạ khác nhau.

  • Phật giáo Bắc Tông: Mùa an cư bắt đầu từ ngày 16/4 âm lịch được gọi là tiền an cư, bắt đầu vào ngày 16/5 được gọi là hậu an cư.
  • Phật giáo Nam tông: Mùa an cư bắt đầu từ 16/6 âm lịch được gọi là tiền an cư, bắt đầu ngày 16/7 gọi là hậu an cư

Ý nghĩa của mùa an cư kiết hạ

Người xuất gia mang trên mình sứ mệnh hoằng pháp, từ thiện và lợi tha. Để thực hiện được sứ mệnh này, họ cần phải có trí tuệ và am hiểu thâm sâu. An cư kiết hạ sẽ giúp người xuất gia tinh tấn trong việc học pháp và hành pháp. Khóa tu này xuất phát từ lòng từ bi, lòng thương các sinh vật nhỏ bé và giúp tăng ni trau dồi kiến thức. Đồng thời, đây còn là hành động mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc trong nhà Phật. Cụ thể là:

+ Đối với chư Tăng:

  • Trong thời Đức Phật tại thế, chư Tăng đắc quả rất nhiều trong mùa kiết hạ nhờ việc chuyên tâm tu giới đức và khai mở trí tuệ. Vì thế, đây là mùa tu quan trọng đối với người tu hành. Chư Tăng Ni sẽ thực tập tinh thần lục hoà mà Đức Phật đã dạy trong thời điểm này. Các bậc trưởng lão và trưởng thượng sẽ phát hiện ra khuyết điểm của chư Tăng Ni để nhắc nhở, sách tấn, quở phát và giũa gọt họ.
  • Mùa an cư kiết hạ giúp chư Tăng được học thêm nhiều giáo lý Phật giáo mới, có thời gian ôn tầm kinh điển, trau dồi kinh nghiệm và hành Pháp. Những người nhỏ được dịp phục vụ cho các bậc trưởng thượng để tăng cường công đức.
  • Kết thúc mùa an cư kiết hạ, chư Tăng sẽ có thêm một tuổi đạo và đạo cũng lớn thêm. Trong Đạo Phật, tuổi hạ được lấy làm tuổi đạo và tuổi đạo của chư Tăng Ni sẽ tăng lên sau mỗi lần an cư kiết hạ. Người tu hành nếu không an cư sẽ không được tính tuổi hạ. Người theo đạo rất quý tuổi đạo, thêm tuổi đạo sẽ được thêm đạo lực và kinh nghiệm tu hành.

+ Đối với Phật tử:

Trong mùa an cư kiết hạ, chư Tăng Ni sẽ học và bàn luận thánh điển của Phật, trau dồi giới hạnh,… Vì thế, đây là thời điểm năng lượng Phật pháp tỏa ra khắp nơi và vô cùng to lớn. Phật tử cúng dường cho chư Tăng khi chư Tăng an phúc thì họ cũng nhận được phước báu vô lượng. Phước báu này có thể hồi hướng đến cho cha mẹ đang sống ở cõi trần và cả cha mẹ đã quá vãng. Đồng thời, Phật tử cũng có cơ hội vào hướng quả nếu thành tâm kính Tam Bảo và biết hộ trì chư Tăng tu tập.

Chư Tăng làm gì trong mùa an cư kiết hạ?

Chư Tăng Ni sẽ cùng nhau tu tập và sinh hoạt trong suốt thời gian an cư kiết hạ
Chư Tăng Ni sẽ cùng nhau tu tập và sinh hoạt trong suốt thời gian an cư kiết hạ

An cư kiết hạ là khoa tu tịnh kín, tu sĩ cần hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì thế, tu sĩ sẽ tập trung tu tập ở nơi rất yên tĩnh như tu viện hoặc sân chùa. Trong khoảng thời gian này, chư Tăng Ni sẽ tạm gác lại Phật sự bên ngoài, tập trung trú tại một xứ để chuyên tâm tu học và thực tập tinh thần lục hòa Phật dạy. Một số tu viện hoặc nhà sư sẽ dành thời gian để thiền định chuyên sâu. Suốt mùa an cư kiết hạ, người tu hành phải hạn chế tiếp xúc với bên ngoài để không bị ngoại duyên chi phối, chỉ khi có việc thực sự quan trọng mới được rời khỏi nơi an cư khoảng 7 ngày.

Đồ ăn trong quá trình tu tập đều là đồ ăn chay có nguồn gốc từ thực vật. Phật tử ngoại giới cũng có thể tham gia tu tập để tịnh tâm và an yên trong lòng. Nếu không có điều kiện, họ cũng có thể tự tu tập tại nhà. Ngoài ra, phật tử tại gia cũng có thể chăm lo việc tứ sự và nhu cầu thiết yếu để tạo điều kiện thuận lợi cho chư Tăng Ni an tâm tu học. Ví dụ như chuẩn bị cơm nước, y phục, giường nằm, thuốc men,… Nhờ đây mà Phật tử có cơ hội phát tâm bồ đề và cúng dường chư Tăng Ni để tăng phúc đức.

Truyền thống an cư kiết hạ có từ thời Đức Phật tại thế, được tiếp nối và kéo dài cho đến ngày nay. Sau khi kết thúc mùa an cư, chư Tăng và hàng môn đệ sẽ tổ chức Khánh tuế Thầy Tổ của mình thêm một tuổi đạo. Đối với người theo Đạo, tuổi đạo được xem là rất quý và Đức Phật cũng rất đặt nặng tuổi đạo.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Nghi thức và bài niệm kinh Phật hằng ngày cho phật tử tu tại gia

Niệm kinh Phật hàng ngày là hình thức tu tập rất quen thuộc đối với phật tử. Đây là cách để phật tử duy trì tâm thanh tịnh, tích lũy...

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma là người truyền giáo cho rất nhiều người dân, giúp họ tu thành chánh quả và thoát khỏi bể khổ trần gian. Vị Bồ...

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là vị Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát hay còn gọi là Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, ngài có vô số con mắt và vô số cánh tay. Hình tượng Bồ...

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Thờ cúng là văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thờ Phật và thờ gia tiên là hai hành động mang rất nhiều ý nghĩa lớn...

tỉnh thức là gì

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Tỉnh thức là trạng thái tập trung hoàn toàn vào hiện tại, không chịu sự chi phối và ảnh hưởng của quá khứ và tương lai, quan sát, trải nghiệm...

xá lợi phật

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Xá lợi là gì? Xá lợi Phật là gì? Có thật không? Ý nghĩa và phước báu khi chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật? Là những điều...

Ẩn