Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Thờ cúng là văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thờ Phật và thờ gia tiên là hai hành động mang rất nhiều ý nghĩa lớn lao. Đa số các gia đình đều tách riêng bàn thờ Phật và gia tiên nhưng cũng có gia đình đặt chung do không gian nhà không đủ. Hành động thờ Phật và gia tiên riêng hay chung đều được nhưng gia chủ cần phải hiểu rõ bản chất của việc thờ cúng cũng như nguyên tắc đặt bàn thờ để tránh phạm thượng.

Người dân Việt Nam có truyền thống thờ Phật và thờ gia tiên trong không gian sống của gia đình
Người dân Việt Nam có truyền thống thờ Phật và thờ gia tiên trong không gian sống của gia đình

Ý nghĩa của việc thờ Phật và gia tiên trong nhà

Thờ cúng Phật là tín ngưỡng xuất hiện từ rất lâu đời. Thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với Phật tử. Đây là hành động thể hiện sự tôn kính đối với Phật và mong được Ngài phù hộ. Con người còn tìm tới Phật để mong cầu bình an, vượt qua nỗi bất hạnh và nỗi buồn trong cuộc sống. Thờ Phật sẽ giúp con người tự giác ngộ, dần hướng đến cái thiện và rời xa cái ác. Lập bàn thờ Phật mang nhiều ý nghĩa tâm linh tốt đẹp. Vì thế, rất nhiều gia đình bình thường có lòng tin vào Đức Phật cũng sẽ lập bàn thờ để thờ cúng Phật.

Bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Hầu hết các gia đình Việt đều đặt bàn thờ gia tiên, đây là nét văn hóa lâu đời của Người Việt. Thờ cúng gia tiên là hành động thể hiện lòng biết ơn và tấm lòng thành kính của con cháu đối với các vị tiền nhân. Bàn thờ gia tiên mang nhiều ý nghĩa tâm linh trong đời sống tinh thần người Việt, là sợi dây kết nối giữa người sống và người đã khuất. Thờ cúng gia tiên sẽ được người đã khuất phù hộ độ trì, bảo vệ bình an, công việc thuận lợi, tài lộc phát triển. Thờ cúng tổ tiên còn là cách để tu dưỡng phẩm chất đạo đức của từng thành viên trong gia đình.

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên

Thông thường, gia chủ sẽ tách riêng ra thành hai khu vực để thờ cúng Phật và gia tiên hoặc tách thành hai bàn thờ. Nhưng nếu không gian gia đình có hạn không thể thờ riêng thì bạn vẫn có thể đặt bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, bạn cần bố trí bàn thờ sao cho hợp lý để tránh phạm thượng. Dưới đây là một số nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên bạn cần nắm rõ:

  • Vị trí bàn thờ sẽ có sự khác nhau ở mỗi gia đình dựa vào diện tích phòng thờ, thiết kế phòng thờ và tuổi của gia chủ. Tuy nhiên, vị trí đặt bàn thờ vẫn phải tuân thủ theo một số nguyên tắc như đặt ở phòng khách nếu ở chung cư, đặt ở phòng riêng nếu ở nhà tầng. Phòng thờ cần phải sạch sẽ, thoáng mát và trang nghiêm.
  • Thần Phật là bề trên, không đặt bàn thờ Phật ngang bằng hoặc thấp hơn bàn thờ gia tiên. Đây là hành vi bất kính, mang lại điều không tốt cho gia đình.
  • Trường hợp đặt bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên thì gia chủ phải bài trí theo nguyên tắc “thượng Phật hạ linh”. Nghĩa là tượng Phật và bát nhang của bàn thờ Phật phải đặt ở phía trước hoặc cao hơn so với di ảnh và bát hương gia tiên. Gia chủ có thể sử dụng bàn th phân cấp để dễ bày biện, cấp cao thờ Phật và cấp thấp thờ gia tiên.
Bàn thờ Phật cần phải đặt cao hơn so với bàn thờ gia tiên
Bàn thờ Phật cần phải đặt cao hơn so với bàn thờ gia tiên
  • Nếu muốn lập bàn thờ Phật thì phải làm lễ thỉnh Phật về nhà. Tượng Phật phải đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trên bàn thờ. Nên đặt tượng Phật lên một chiếc đĩa có lót lớp giấy đỏ. Không thờ quá 3 vị Phật trong nhà. Không dùng gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ Phật và gia tiên.
  • Trường hợp chuyển sang nhà mới, phải lập bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà trong cùng một thời điểm. Khi cúng, cần thỉnh Phật về trước rồi mới rước gia tiên. Trường hợp gia đình ở lâu năm thì chỉ cần thỉnh Phật về ngụ trên bàn thờ.
  • Mặt bàn thờ phải hướng ra cửa chính, lưng bàn thờ phải đặt sát vào mặt tường, phía dưới nền phải bằng phẳng và được quét sạch sẽ. Không đặt tượng Phật trong tủ kính, góc tối, gầm cầu thang, lối đi lại, gần phòng tắm và nhà vệ sinh. Không bố trí giường ngủ sau bàn thờ.

Khi thờ Phật và gia tiên, gia chủ cần phân định rạch ròi để tránh tình trạng Phật và người phàm dùng chung mâm cổ. Vào dịp giỗ chạp, lễ, sự kiện liên quan đến gia đình thì gia chủ sẽ thắp hương và làm cỗ để dâng lên tổ tiên. Đối với việc thờ cúng Phật thì phải diễn ra hàng ngày thông qua hành động thắp hương, ngồi thiền và đọc kinh. Khi có sự kiện trọng đại liên quan đến cả Phật và gia tiên thì thắp hương ở bát hương Phật rồi đến bát hương gia tiên. Đồng thời, đọc văn khấn Phật trước rồi mới đến văn cúng gia tiên.

Lưu ý khi đặt bàn thời Phật và gia tiên

Thờ cúng Phật và gia tiên trong không gian sống mang nhiều ý nghĩa tâm linh to lớn, giúp nuôi dưỡng tâm tính và đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi đặt bàn thờ Phật và gia tiên bạn cần nắm rõ:

  • Bài trí bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên sao cho thuận tiện nhất để gia chủ có thể thực hiện việc thờ cúng. Không nên đặt quá cao hay gần với trần nhà khiến việc cúng bái và dọn dẹp gặp nhiều khó khăn. Tốt nhất, nên đặt bàn thờ bằng hoặc cao hơn so với chiều cao gia chủ một ít. Bàn thờ Phật cần vững chãi và nằm sát mặt đất, không nên đặt bàn thờ treo.
  • Khi đặt bát hương, cần chọn ngày đẹp rồi đến chùa để nhờ sự tư vấn của sư. Sau đó, mang bát hương đã cắm sẵn 3 chân nhang về rồi cắm thêm ba cây nhang khác vào. Bố trí 2 đèn ở hai bên bàn thờ hoặc đặt 1 đèn ở giữa bàn thờ.
  • Lau chùi bàn thờ sạch sẽ và sắp xếp bàn thờ gọn gàng. Thường xuyên thay hoa tươi, không nhất thiết phải thay hoa vào mùng 1 hay 15 hàng tháng. Cố gắng giữ hoa và trái cây trên bàn thờ luôn tươi.
Nên thường xuyên dâng hoa tươi và trái cây tươi lên bàn thờ
Nên thường xuyên dâng hoa tươi và trái cây tươi lên bàn thờ
  • Không đặt bát hương và tượng Phật ngang bằng với bài vị gia tiên. Gia chủ chỉ nên thỉnh một hoặc 3 vị Phật về nhà để thờ cúng, không thờ quá nhiều tượng Phật trong nhà.
  • Khi thờ Phật chung với gia tiên, gia chủ không nên cúng mặn mà chỉ cúng bằng lễ vật như hoa quả, trà, thuốc,… Hoa quả cúng phải luôn tươi mới, không cúng đồ héo úa để tránh bị quở trách. Tuyệt đối không đặt hoa giả làm bằng vải, nhựa và giấy lên bàn thờ.
  • Không đặt bùa chú, hồn phách hay những vật mê tín dị đoan lên bàn thờ. Chỉ nên treo tranh Phật, đặt hoa sen hoặc treo câu đối về đấng sinh thành trong phòng thờ để thể hiện sự thanh tịnh và lòng biết ơn.
  • Khi đã thờ Phật thì không nên thờ thêm những vị Thần khác. Đồng thời, gia chủ phải luôn kính trọng và hướng tâm đến Phật.

Đặt bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên là cách để tiết kiệm diện tích, thích hợp với những gia đình có không gian nhà không quá lớn. Tuy nhiên, việc lập bàn thờ và thờ cúng cần được diễn ra đúng cách để tránh bị phạm thượng, ảnh hưởng không tốt đến gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

An cư kiết hạ là khóa tu diễn ra vào mùa mưa hàng năm dành cho người tu hành. Khóa tu này có từ thời Đức Phật còn tại thế...

Nghi thức và bài niệm kinh Phật hằng ngày cho phật tử tu tại gia

Niệm kinh Phật hàng ngày là hình thức tu tập rất quen thuộc đối với phật tử. Đây là cách để phật tử duy trì tâm thanh tịnh, tích lũy...

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma là người truyền giáo cho rất nhiều người dân, giúp họ tu thành chánh quả và thoát khỏi bể khổ trần gian. Vị Bồ...

tỉnh thức là gì

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Tỉnh thức là trạng thái tập trung hoàn toàn vào hiện tại, không chịu sự chi phối và ảnh hưởng của quá khứ và tương lai, quan sát, trải nghiệm...

xá lợi phật

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Xá lợi là gì? Xá lợi Phật là gì? Có thật không? Ý nghĩa và phước báu khi chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật? Là những điều...

Lễ tắm Phật là để chúng ta tẩy rửa bụi trần, cấu uế của tâm, gột rửa vô mình, phiền não, tham sân, để dễ dàng hiển lộ Phật tính, trưởng dưỡng lòng từ

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Nghi thức tắm Phật là một trong những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu trong Đại lễ Phật Đản tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nghi...

Ẩn