Giới thiệu phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Buddha)
Phim cuộc đời Đức Phật Thích Ca nói lên cuộc đời, quá trình giác ngộ và hoằng pháp của Đức Phật. Bộ phim này được đầu tư một cách chất lượng nhất, xây dựng cuộc đời của Đức Phật một cách khéo léo từ khi Đản sanh cho đến khi nhập niết bàn. Ngoài ra, phim còn truyền tải hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, lấy được rất nhiều nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem.
Giới thiệu Phim Cuộc đời Đức Phật Thích Ca
- Thể loại: Tâm lý dã sử
- Kịch bản: Gajra Kottary, Prakash Kapadia, Puneet S.Shukla
- Quốc gia: Ấn Độ
- Số tập: 55 tập
- Diễn viên: Himanshu Soni, Sanket Choukse, Kajal Jain, Kabir Bedi, Gungun Uprari, Sameer Dharmadhikari, Siddharth Vasudev, Jagat Singh, Hemant Choudhary, Reshmi Ghosh, Amit Behl,…
Xem phim “Cuộc đời đức Phật Thích Ca” Thuyết minh tiếng Việt trọn bộ 55 tập
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 1 – Đức Phật Đản sanh
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 2 – Tiên nhân Asita đoán tướng cho Thái Tử
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 3 – Kế hoạch xây dựng thành mới
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 4 – Siddhatta Thời Thơ Ấu
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 5 – Câu chuyện cứu thiên nga
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 6 – Bẩm tính từ bi và tài năng tuổi trẻ
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 7 – Giai đoạn trưởng thành
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 8 – Chiến thắng và vinh quang
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 9 – Chữ tâm và chữ tài
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 10 – Những quyến rũ của cuộc sống nơi hoàng cung
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 11 – Siddhatta và quyền bình đẳng của nữ giới
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 12 – Vua cha dự tính hôn nhân cho Siddhatta
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 13 – Tình yêu đôi lứa Siddhatta
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 14 – Phản đối truyền thống Brahmana
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 15 – Vua Pasennadi tế ngựa chuẩn bị chiến tranh
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 16 – Thất bại của Quân Kosala
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 17 – Chuẩn bị hôn lễ thái tử Siddhatta
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 18 – Hôn lễ của Thái Tử Siddhatta và Công Chúa Yasodara
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 19 – Thử thách của Amrapali
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 20 – Xung đột nội bộ của tộc Sakya
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 21 – Du ngoạn ngoài thành chứng kiến người chết
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 22 – Nỗi buồn khi biết về mẹ Maya
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 23 – Phân phát lương thực cho người nghèo
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 24 – Rahula chào đời
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 25 – Đi Sứ Magadha, phản đối tế lễ
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 26 – Đối diện sự thật chiến tranh và chết chóc
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 27 – Siddhatta xuất gia tìm đạo
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 28 – Rừng tịnh tu của Alara Kalama
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 29 – Người thầy đầu tiên Alara Kalama
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 30 – Thành tựu trong thiền định của Siddhatta
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 31 – Lãnh hội thiền định Uddaka Ramaputta
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 32 – Chuyên tu khổ hạnh
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 33 – 6 năm khổ hạnh, tìm ra phương pháp tu hành
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 34 – Chứng thành Chánh Giác – Buddha
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 35 – Chuyển bánh xe Pháp, 5 đệ tử đầu tiên
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 36 – Buddha hóa độ 3 anh em Kassapa (Ca Diếp)
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 37 – Độ vua Bimbhisala
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 38 – Thu nhận Mogalana và Sariputta
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 39 – Vua Subdodana thỉnh Buddha hồi cung
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 40 – Buddha trở về thăm Kapilavathu
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 41 – Nanda và Rahula xuất gia
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 42 – Buddha giảng dạy đạo lý trị nước
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 43 – Vua Suddhodana băng hà
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 44 – Thu nhận nữ giới xuất gia
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 45 – Xích mích trong tăng đoàn ở Kosambi
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 46 – Anan gặp nạn, cảm hóa Angulimala
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 47 – Thiếu nữ giả mang thai hại Buddha
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 48 – Tinh xá Jetavana gặp nạn
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 49 – Năm pháp phá hòa hợp Tăng của Devadatta
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 50 – Vua Ajatasattu quy y Buddha
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 51 – Buddha dạy pháp cứu độ mẹ ngài Mogalana
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 52 – Mogalana và Sariputta nhập Niết-bàn
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 53 – Bữa ăn cuối cùng của Buddha
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 54 – Buddha nhập Niết-bàn
- Phim Cuộc đời đức Phật Thích Ca tập 55 – Kết thúc phim Buddha
Bộ phim Cuộc đời Phật Thích Ca được sản xuất dựa trên tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Phim được đầu tư một cách cầu kỳ với tổng chi phí hơn 120 triệu đô la Mỹ và do đạo diễn người Ấn Độ B.K.Modi thực hiện. Ngay từ khi mới ra mắt, bộ phim đã gây chú ý rất lớn đến Phật giáo và những người yêu điện ảnh trên thế giới.
Nội dung chính của bộ phim là tái hiện lại toàn bộ cuộc đời của Phật Thích Ca từ khi sinh ra cho đến khi nhập niết bàn hoàn toàn. Phim được đầu tư một cách cầu kỳ, đưa người xem đi qua không gian và thời gian để tìm hiểu về cuộc đời cũng như cảm nhận của Đức Phật. Khi theo dõi, bạn sẽ tận hưởng một cách sống động các trận đánh tâm linh và có nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị tinh thần mà Đức Phật để lại. Thông qua đó, những người đang chìm đắm trong tham, sân, si, mạn, nghi,… sẽ được thức tỉnh.
Trong quá trình sản xuất, nhà làm phim đã tham khảo nội dung về cuộc đời Đức Phật từ nhiều nguồn khác nhau như nhà sử gia, nhà văn hóa học, nhà khảo cổ, nhà Phật học,… Bối cảnh chính của phim là Ấn Độ và Tích Lan, khá giống với Ấn Độ ngày xưa. Vì thế, phim đã tái hiện một cách chân thật và gần gũi nhất về cuộc đời Đức Phật.
Tóm tắt nội dung phim Cuộc đời Đức Phật
Tiền thân của Đức Phật Thích Ca là Thái tử Siddhartha (Sĩ Đạt Đa), được sinh ra vào thế VI trước Công Nguyên. Ngài là con trai trưởng của Quốc vương Suddhodana (vua Tịnh Phạn) và Vương hậu Mahamaya (vương hậu Ma Da). Ngay từ khi sinh ra, Thái tử đã được đạo sĩ tiên đoán là trở thành đạo sư vĩ đại trong tương tai. Lo sợ cảnh này, Quốc Vương đã cố gắng nuôi dưỡng Thái tử trở thành một chiến binh thực thụ và được sinh sống trong hoàng cung giàu sang. Khi Đức Phật còn là Thái tử, Ngài đã kết hôn với công chúa Yashodhara (Da Du Đà La) và sinh ra một đứa con trai.
Nhưng sau khi chứng kiến được sự đau khổ và buồn bã của cuộc đời. Thái tử đã quyết tâm từ bỏ cuộc sống sung sướng trong hoàng cung để đi tìm chân lý. Sau nhiều năm tu hành, Thái tử đã giác ngộ và trở thành Đức Phật Thích Ca. Với lòng từ bi vô hạn và trí tuệ cao cả, Đức Phật đã truyền bá triết lý về cuộc sống an lạc và bình đẳng đến chúng sanh, giúp chúng sanh thoát khỏi sự đau khổ.
Nội dung của phim được khán giá khen ngợi là rất cảm động, để lại cảm nhận sâu sắc và ấn tượng mãi mãi. 55 tập phim đã kể lại một cách chân thực hành trình tìm kiếm sự giác ngộ của Đức Phật thông qua các giai đoạn cụ thể sau đây:
Quá trình Đản sinh và thời niên thiếu của Đức Phật
Trong tập đầu tiên, bộ phim đã diễn ra một cách chi tiết về quá trình Đản sinh của Đức Phật. Vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 623, hoàng hậu Ma Da đã hạ sinh hoàng tử tại vườn Lâm Tỳ Ni Ấn Độ và băng hà ngay sau đó. Vua Tịnh Phạn đã giao hoàng tử cho em gái ruột của Hoàng Hậu và Kế mẫu để nuôi dưỡng chăm sóc.
Thần dân của Quốc vương nghe tin hoàng tử chào đời đã rất vui mừng và sung sướng. Sau đó, nhà vua đã mời đạo sĩ đến xem tướng cho Hoàng Tử và tất cả đều nói rằng Hoàng tử có đủ 32 tướng tốt mà chưa ai có được. Vì thế, Hoàng tử được Vua cha đặt cho cái tên là Sĩ Đạt Ta với ý nghĩa toại nguyện. Đồng thời, phong vị Thái tử để nối ngôi vua sau này.
Khi phát triển đến độ tuổi thiếu niên, Thái tử có diện mạo khôi ngô tuấn tú, sức khỏe cường tráng, đầu óc thông minh xuất chúng và tài năng phát triển vượt bậc. Mặc dù có tài trí hơn người nhưng Thái tử vẫn giữ thái độ nhã nhặn, thương vật thương người và vô tư bình đẳng nên rất được vua cha yêu thương và nhiều người nể phục.
Lễ thành hôn của Thái Tử Sĩ Đạt Đa
Vào năm 16 tuổi, khi Thái tử đã chu toàn việc học hành và tập luyện thì nhà Vua có mong muốn truyền ngôi cho con. Vì thế, Vua cha đã ép Thái tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La xinh đẹp nết na. Ở giai đoạn này, Thái tử sống trong cuộc sống nhung lụa sung sướng và có được đứa con trai tên là La Hâu La. Lúc này, vua cha càng trở nên vui mừng hơn vì con trai đã có thêm sự ràng buộc. Tuy nhiên, trong lòng Thái tử vẫn luôn băn khoăn về cuộc sống thực sự bên ngoài hoàng thành xa hoa.
Đức Phật nhận ra cảnh khổ và quyết chí xuất gia
Trong môt lần đi ngắm cảnh ngoài thành. Thái tử đi đến cửa Đông nhìn thấy cụ già tóc bạc trắng, lưng còng và bước đi khó khăn. Khi đi đến cửa Nam, Ngài thấy một người đang nằm co quắp đau đớn trên bãi cỏ. Ngài đi đến cửa Tây lại thấy một người nằm chết bên đường. Sau khi thấy ba cảnh này thì Thái tử đã nhận ra bộ mặt thật của cuộc đời chính là khổ, còn mọi thứ xa hoa lộng lẫy trong hoàng cung đều là giả dối.
Sau mấy ngày, Thái tử tiếp tục dạo chơi ở cửa Bắc thì thấy một người kiết già dưới gốc cây với thái độ thản nhiên và không để ý đến mọi người xung quanh. Lúc này, Thái tử đã nảy ra ý tưởng cứu khổ chúng sanh. Khi đi về thành, Ngài thưa với vua cha xin được xuất gia học đạo nhưng không được chấp thuận.
Thái tử xuất gia tìm đến con đường tu đạo
Biết được mong muốn của Thái tử, Vua cha tìm mọi cách để giữ chân nhưng không được. Thái tử cho rằng, cuộc sống xa hoa trong hoàng cung không thể so sánh với sự giải thoát và cứu độ chúng sanh. Vì thế, Ngài vẫn quyết tâm đi tìm chân lý giải thoát chúng sanh khỏi bể khổ.
Trong một đêm tối, Thái tử đã lặng lẽ rời khỏi hoàng cung cùng với người giữ ngựa. Ngài quyết tâm dứt bỏ mọi thứ để đi tìm đạo với hai bàn tay trắng. Lúc này, cuộc đời Ngài chính thức bước sang ngã rẽ khi mới 29 tuổi. Sau khi đã vượt qua sông Anoma, Thái tử đã dừng chân tại bãi cát và dùng kiếm cắt tóc cạo râu. Ngài trao tất cả mũ áo cho người giữ ngựa để đem về trình với vua cha. Còn mình khoác tấm vải màu vàng cam để làm áo và bắt đầu cuộc đời tu sĩ thiếu thốn vật chất.
Đầu tiên, Ngài học đạo với đạo sĩ Alarama Kalama nhưng mọi sự chứng Ngài đạt được vẫn không giải quyết được mong muốn của bản thân. Ngài nhận ra đây chưa phải là chân lý và chưa là niết bàn tối thượng nên quyết định ra đi.
Đức Phật trên con đường tu hành khổ hạnh
Khi tu khổ hạnh, Đức Phật được biết đến là đạo sĩ Cư Đàm, Ngài tự tu tập một mình tại vùng ngoại thành Vương Xá của nước Ma Kiệt. Đạo sĩ Trần Kiều Như là người trẻ tuổi nhất được Vua cha mời xưa kia. Khi nghe tin Thái tử xuất gia tu đạo, ông dẫn thêm 4 người đồng tu tìm gặp Ngài. Dưới sự thuyết phục của Kiều Trần Như, Đạo sĩ Cư Đàm gia nhập thành nhóm năm người để cùng nhau tu khổ hạnh.
Lúc này, họ đã áp dụng nhiều phương tiện tu khổ hạnh như ăn rau để thiền, nhịn thở để thiền, ăn vài hạt đậu và uống ít nước để thiền,… Sau một thời gian dài tu hành, thân hình của Ngài từ cường tráng khỏe mạnh chỉ còn da bọc xương. Ngài tu khổ hạnh đến khi trí thức suy giảm, tinh thần mệt mỏi và gần kề cái chết nhưng vẫn chưa tìm thấy chân lý. Vì thế, Ngài dứt khoát từ bỏ lối tu khổ hạnh này.
Đức Phật tu hành theo đường lối Trung Đạo
Sau khi từ bỏ lối sống khổ hạnh, Ngài quyết định đến vùng ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt để tu theo đường lối Trung Đạo một mình. Đây là khu vực có dòng sông mát đi qua, cây cối xanh thẳm và hoa lá tươi tốt.
Khi đến gốc cây Bồ Đề, Ngài lấy cỏ làm nệm rồi tiến hành thiền định tu tập trên cỏ. Lúc này Ngài đã thề nguyện, nếu không đạt được chân lý thì dù thịt nát xương tan cũng không rời khỏi chỗ này.
Trong quá trình thiền định tu luyện, Ngài phải trải qua nhiều thử thách về nội tâm và chiến đấu với sự cản trở của ngoại cảnh Thiên ma. Cuối cùng Ngài cũng đã chiến thắng tất cả và có được tâm trí yên ổn trong thiền định.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo
Vào khoảng 10 giờ (canh hai) trong đêm thứ 49 thiền định, Ngài chứng Túc Mệnh Minh. Thấy rõ tất cả các đời quá khứ (một đời, hai đời, trăm đời, nghìn đời,…) sinh chỗ này, tên gì, cuộc sống ra sao, chết ở đâu,…
Tiếp tục thiền định đến lúc canh ba thì Ngài chứng Thiên nhãn minh. Thấy được tất cả bản thể vũ trụ, cấu tạo thế giới vũ trụ, thành trụ hoại diệt như thế nào,….
Ngài thiền tam muội đến khoảng canh tư thì chứng Lậu tận minh, vô lậu và sạch hết trần cấu. Ngài biết rõ về khổ, nguồn gốc sự đau khổ, cách diệt trừ đau khổ và con đường đạo quả viên mãn. Đồng thời, Ngài cũng tự biết bản thân đã giải thoát, không còn tái sinh và tu hành viên mãn.
Khi mở mắt, Ngài thấy sao Mai lấp lánh và hốt nhiên Toàn Ngộ. Ngài đã hiểu thấu chân lý vũ trụ và thần thông quảng đại. Đồng thời đạt Đạo vô Thượng, thành bậc Chính Đằng Giác. Đức Phật lúc này được gọi là Bậc Toàn Giác, Như Lai và hiệu là Thích Ca Mâu Ni
Cuộc đời Đức Phật đến khi nhập Niết Bàn
Sau khi tu thành Đạo, Đức Phật đi quán khắp vũ trụ và nhận ra mỗi chúng sanh đều có Phật tính. Tuy nhiên, Phật tính này đã bị che mờ bởi u mê tăm tối, khiến con người bị trầm luân trong biển sinh tử luân hồi. Vì thế, Ngài quyết định sẽ giáo hóa cho chúng sinh bằng cách làm nhiệm vụ của bậc Phật, từng bước dẫn dắt chúng sanh ra khỏi đau khổ và được giải thoát khỏi cõi luân hồi
Khi việc cứu độ đã viên mãn, Đức Phật Thích Ca tuyên bố với chúng đệ tử về việc nhập niết bàn của bản thân vào trước ba tháng để chứng tỏ rằng thân xác là vô thường. Xác thân con người được hình thành do bốn đại nên sẽ về lại với bốn đại (bốn đại gồm có đất, nước, gió và lửa).
Trong Kinh Di Giáo Đức Phật đã dặn Tôn giả A Nan rằng, khi Ngài nhập niết bàn hãy tự thắp đuốc lên mà đi, nên thắp chính pháp và không thắp lên giáo pháp khác, hãy nương tựa chính mình và không nương tựa giáo pháp khác. Đồng thời, Ngài cũng có nói ái ân là vô thường, có xum họp phải có chia lìa, thân xác này không phải của ta nên mạng sống này không thể tồn tại mãi mãi.
Đức Phật nhập niết bàn vào lúc nữa đêm ngày mồng 8/2 âm lịch, năm 543 trước Dương lịch. Ngài niết bàn giữa hai cây Long Thọ tại rừng Tà La ở nước Câu Thi La. Sau đó, dân chúng Mạt La thành Câu Thi cùng các đệ tử Phật tiến hành dâng cúng thân Phật, trà tỳ và chia Xá Lợi Phật. Xá Lợi Phật được chia cho 8 nước rước về xây tháp để người dân chiêm bái và cúng dường.
Thông qua 55 tập của bộ phim này, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tái hiện một cách chân thật và cụ thể nhất. Đức Phật đã phải trải qua vô vàng khó khăn với thử thách mới có thể tìm được chân lý ánh sáng trong Phật giáo để truyền bá cho Phật tử khắp nơi, giúp con người thoát khỏi cuộc sống đau khổ và tìm đến chốn an lạc. Phim được đầu tư với mức kinh phí rất cao nên có chất lượng tốt, tạo ra sức hút lớn đối với khán giá trên toàn thế giới, đặc biệt là những người tôn kính Đức Phật và đi theo Phật Pháp.
Nguồn video: niemphat.vn
Có thể bạn quan tâm: