Phân Biệt Thiền Định Và Thiền Quán
Thiền định và thiền quán là 2 phương pháp tu được đức Phật thuyết giảng và hiện nay được ghi chép lại trong nhiều cuốn kinh. Bước vào tu tập thì đa số các Phật Tử đều phải ngồi thiền. Điều này theo như giải thích là giải thoát tham sân si hận thù, xả bỏ, diệt bỏ mọi ác niệm trong tâm để đạt được cảnh giới giải thoát. Vậy thiền định và thiền quán khác nhau như thế nào?
Thiền Định là gì ?
Thiền định chính là một cách, một phương pháp mà ở đó chúng ta cố gắng gom tâm trụ , giữ tâm bình lặng nhất có thể.
Thiền định là giúp tâm bằng lặng trước tất cả mọi sự việc và cố găng nhất để không bị xáo trộn bởi những tác động bên ngoài.
theo nhà sư Phước Nhân từng chia sẻ thì thiền định cũng co nghĩa là tưởng định. Vì sao lại nói như vậy?
Khi các hành giả tiến vào thiền định sẽ lấy bất cứ một sự vật, sự việc nào để tập trung tâm và tưởng đến nó. Ví dụ như hành giả lấy đất làm vật chủ. Chúng ta hãy thử bắt đầu với một cái dĩa nhỏ. Đặt cái dĩa ngay ngắn trước mặt và chúng ta bắt đầu tập trung vào nơi trung tâm nhất của cái dĩa.
Khi chúng ta nhìn và tâm chúng ta luôn niệm”đất, đất, đất…” từ rất nhiều lần cho đến khi khắc sâu hình ảnh của chiếc dĩa vào trong tâm tưởng. Lúc này khi chúng ta nhắm mắt lại sẽ thấy hình ảnh chiếc dĩa hiện ra chân thật và rõ mồn một giống như một chiếc dĩa thật ở bên ngoài. Tuy nhiên bằng tâm tưởng chúng ta có thể làm cho những khuyết điểm trên chiếc dĩa biến mất và bên cạnh đó dùng tâm để biến to hoặc thu nhỏ chiếc dĩa. Đây chính là cảnh giới của thiền định.
Thiền định được chia làm 40 đề mục và các tầng thiền định gồm: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên thiền…và rất nhiều cấp bậc thiền định khác về sau mà khi chúng ta tập trung thiền định chúng ta sẽ phải trải qua các tầng đó.
Trong Phật Pháp từng ghi chép lại rằng: Thiền định không mang lại sự giải thoát mà nó chỉ giúp chúng ta trợ duyên cho thiền tuệ. Khi chúng ta thiền định đạt đến cảnh giới thì chúng ta sẽ học được nhãn môn và ý môn khai sinh trong tâm định. Chính vì vậy, thiền định cũng được coi là tưởng định.
Thiền Quán là gì ?
Thiền Quán hay còn gọi là thiền Vipassana. Đây chính là phương pháp mà các chư Phật dùng để tu tập giải thoát. Phương pháp thiền định này cũng là bắt buộc cho những ai muốn tu lên thành Phật.
Thiền định không thể giúp giải thoát nhưng thiền Vipassana giúp giải thoát và có thể đạt được cảnh giới niết bàn.
Thiền Vipassana có yêu cầu và cảnh giới cao hơn rất nhiều so với thiền định. Để bước vào tu tập thì các hành giả phải luyện hơi thở. Luyện đếm từ 1-10 và ngược lại.
Các tư thế và tâm thế khi tu Vipassana
Trước hêt là tìm một vị trí hoặc một nơi thích hợp cho việc thiền có thể là dưới gốc cây, trên một tảng đá hoặc ở một nơi an tĩnh. Chân ngồi xếp bằng hoặc kiết già, hoặc bán già. Chúng ta giữ cho toàn bộ thân thể chúng ta luôn ở tư thế thoải mái nhất. Tiếp đến là giữ cho đầu thẳng, lưng thẳng, hay tay và hay vai buông lỏng…Từ từ nhắm mắt và tiến vào thiền Quán
Trong tâm trí chúng ta lúc này không để ý tới bất cứ điều gì xung quanh chỉ quan tâm đến một thứ duy nhất đó chính là hơi thở. Thông qua hơi thở ở chóp mũi chúng ta có thể cảm nhận được hơi thở dày hay mỏng, dài hay ngắn, khi hơi thở bắt đầu và khi hơi thở kết thúc. Trong lúc thiền mà có bất cứ sự việc gì xung quanh chúng ta, có thể dời tâm để cảm nhận nhưng sau đó phải tiếp tục quay trở lại với hơi thở.
Trong lúc ngồi thiền phải luôn cố gắng giữ cho tâm trí tỉnh giác liên tục, không để ngắt quãng mà cũng đừng để mất.
Nói quá trình thì rất đơn giản nhưng mà khi tiến hành vào tu thiền Quán thì chúng ta mới thấy nó khó như thế nào?
Trong lúc ngồi thiền lâu sẽ không tránh khỏi những tác động như tê tay, tê chân, kiến cắn, mỏi lưng. Lúc ấy tâm chúng ta sẽ bị xao nhãng bởi chính những thứ như vậy. Luôn phải giữ tâm thức tỉnh và hướng về việc thiền. Tuy nhiên khi cảm thấy tê, đau ngứa chúng ta phải ghi nhận và quan sát. Đây cũng được coi là niệm tâm
Nếu chúng ta cố tìm cách xua đuổi cơn đau thì lúc này tâm chúng ta đã rơi vào sân. Tâm sinh sân thì lúc này thiền quán không còn mà thành tu tâm sân. Bởi vậy nên trong quá trình tu cái chúng ta thấy là đau, tê, ngứa thì chúng ta đứng tâm và quan sát thật kỹ để thấy cái vô thường trong đó, cái vô ngã trong đó, cái khổ trong đó.
Nói một cách rõ ràng hơn thiền quán chính là dùng tâm niệm mà thiền. Đứng ở ngoài sự vật, sự việc tác động trên thân thể và từ đó thành thiền tâm niệm. Tâm luôn phải đứng ở vị trí quan sát và cố gắng không sinh ra tham, sân, si…